GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN””

Kính thưa Quý thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến.


Cuốn sách giới thiệu những luận điểm cơ bản của Luật Căn Cước Công Dân giúp bạn đọc hiểu thêm về những quy định của pháp luật về nguyên tắc quản lí căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân; trách nhiệm của cơ quan quản lí căn cước công dân; các hành vi bị nghiêm cấm; trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Để quý thầy cô giáo và các em học sinh hiểu biết về pháp luật; tránh vi phạm pháp luật; biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

Luật Căn cước công dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Sau đây, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố xin trích đăng một số điều tại Luật Căn cước công dân 2014, cụ thể như sau:

Cuốn sách gồm có 6 chương.

Chương I: Quy định chung gồm có 7 điều.

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.

Điều 2: Đối tượng áp dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4: Nguyên tắc quản lý căn cước công dân, cơ sở  giữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư sơ sở dữ liệu căn cước ông dân.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

1. Công dân có quyền sau đây:

     a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;

     b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

     c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;

     d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

     đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:

     a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

     b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;

     c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

     d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;

     đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;

     e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.

3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.Điều 6: Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.

2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.

3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.

7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.

8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật. Điều 12. Số định danh cá nhân

1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.

Chương II. Cơ sỡ giữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn căn cước công dân.

Có 2 mục và 8 điều.

Chương 3. Thẻ căn cước công dân và quản lý thẻ căn cước công dân.

Có 2 mục và 11 điều.

Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện

các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng

đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Chương IV. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở giữ liệu căn cước công dân.

Gồm có 5 điều từ điều 29 đến điều 33.

Cương V. Trách nhiệm quản lý căn cước công dân, cơ sở dữa liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Gồm có 4 điều. Từ điều 34 đến điều 37.

Chương VI. Điều khoản thi hành.

Chương này gồm  có 2 điều. Điều 38 và 39.

Các em muốn biết rõ chi tiết từng điều luật thì phải đọc và tìm hiểu cuốn sách “Luật căn cước công dân”


1. Luật căn cước công dân.- H.: Hồng Đức, 2016.- 42tr.; 19cm.
     ISBN: 9786048105457
     Tóm tắt: Trình bày toàn văn Luật căn cước công dân, gồm: quy định chung; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; thẻ căn cước công dân và quản lý thẻ căn cước công dân; trách nhiệm quản lý và vấn đề bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và điều khoản thi hành.
     Chỉ số phân loại: 342.59708302632 .LC 2016
     Số ĐKCB: PL.00350, PL.00351, PL.00352,

Hy vọng rằng đọc xong cuốn sách này sẽ giúp các em hiểu thêm về luật căn cước. Hiện sách đang có tại kho sách tham khảo của thư viện trường THPT Nguyễn Tất Thành. Mời các em tìm đọc.